Menu
Liên hệ Hotline

© 2019 NongNghiep.vip

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung cảnh cho ra nhiều trái

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung cảnh không cần đòi hỏi phải quá cầu kỳ hay sự tỉ mỉ bởi đây là loại cây có thể thích hợp ở nhiều điều kiện khác nhau.

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ gửi đến các bạn 2 nội dung chính để hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung cảnh cho ra nhiều trái: – Tóm lược một số cách xử lý theo kinh nghiệm trong dân gian. – Kết quả thử nghiệm của chúng tôi: Điều khiển cây sung cho trái bằng phân

I/ Tóm lược một số cách xử kí bằng kinh nghiệm trong dân gian

– Xiết vòng kẽm quanh cành lớn và thân chính: Chăm sóc cây cho sung sức sau đó siết một hay hai vòng kẽm cho lún sâu hết phần vỏ bên ngoài hoặc có thể bóc một vòng vỏ dài 1 – 1,5cm, không cạo bỏ tượng tầng (lớp nhớt ở giữa phần vỏ và phần gỗ). Thường thì sau khi siết vòng kẽm hoặc bóc một đoạn vỏ thì khoảng 45 ngày phần trên của vết thương sẽ có biểu hiện cho trái, và 15 ngày sau đó trái sẽ lớn bằng đầu ngón tay.

– Đày khô, bỏ đói: Hay còn gọi là biện pháp “đì, ép, hãm” – Cây vẫn được chăm sóc như bình thường cho đến khi cây đã phát triển đầy đủ cành nhánh thì bắt đầu đày khô và bỏ đói cây. Thường thì sau 2 tháng kể từ ngày bắt đầu đày khô, cây sẽ có biểu hiện cho trái.

Cây sung sai quả
Sung quá nhiều quả

- Bón KNO3 thường xuyên: Khi cây đã đầy đủ cành nhánh thì bắt đầu bón KN03 và tưới ít nước. Lượng phân: 1 muỗng cà phê vun cho 1 lần bón/ 1 gốc (trồng trong chậu vót nhất); 1 tuần bón 1 lần. Sau khoảng 10 lần bón thì cây sẽ cho trái.

– Đày khô, lặt lá và phun các chất kích thích sinh trưởng như: GA3; HQ – 207, Aron; NAA: Chăm sóc cây cho phát triển cành nhánh đầy đủ, sau đó bắt đầu đày khô cho cây già cỗi. Kế đó lặt hết các lá trên cây, xong phun vài lần
một trong các loại thuốc kích thích sinh trưởng kể trên. 30 ngày kể từ ngày lặt trụi lá, cây sẽ cho trái.

Trên đây là một số cách xử lý tiêu biểu cho cây sung ra trái theo kinh nghiệm dân gian. Những cách này cho kết quả rất thất thường, và nếu có cho trái thì trái rất dễ bị rụng. Nguy hiểm hơn, sau lần cho trái đó, cây rất lâu hồi phục hoặc không hồi phục, có trường hợp cây bỏ dần các nhánh.

II/ Điều khiển cây sung ra trái bằng phân bón gốc

Khắc phục khuyết điểm của cách xử lý bằng kinh nghiệm dân gian, chúng tôi đưa ra biện pháp xử lý bằng cách dùng phân bón gốc để điều khiển cho cây già dần dần nhưng vẫn sung sức. Phân bón gốc cho cây được chuyển từ tỉ lệ NPK: 2: 3: 1 sang 1: 1: 1 và cuối cùng là 1: 2:3. Cụ thể biện pháp này ta chia làm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1

Bón NPK với tỉ lệ: 2: 3: 1

– Khởi đầu là những cây sung sau khi bứng, sang chậu, thay đất đã hồi phục trở lại. Mục đích của giai đoạn này là làm cho cây tốt một cách cân đối, nên ta có thể phun thêm phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng.

– Loại phân: NPK được trộn như sau: 1 kg uré + 5kg Supe lân + 0,5kg KCI, trộn lại cho đều rồi bón; có thể
thế bằng phân NPK 16 – 16 – 8.

– Lượng phân: bón cho đúng đô: Ví dụ đối với cây sung gốc to bằng ngón chân cái trở lên được trồng trong chậm vót nhất thì bón 1 muỗng canh vun NPK / 1 lần (khoảng 20gr).

– Chu kỳ bốn: 15 ngày bón 1 lần, bón 4 – 5 lần như thế thì kết thúc giai đoạn 1, 15 ngày sau thì bón phân theo giai đoạn 2.

Giai đoạn 2

Bón gốc NPK với tỉ lệ 1: 1: 1. Biểu hiện để cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2: bộ rễ, cành lá đã phát triển ổn định, bộ cành lá trên cây không còn quá non.

– Loại phân: NPK được trộn như sau: 450gr uré + 1300gr Supe lân + 350gr KCI. Tất cả trộn đều và bón vào quanh sát thành chậu. Có thể dùng phân 20 – 20 – 20, để thay thế.

– Lượng phân: 1 muỗng canh vun/ 1 gốc (như trên), tương đương khoảng 20gr/ gốc.

– Chu kỳ bón: 15 ngày bón 1 lần, bón 4 lần như thế thì kết thúc giai đoạn 2.

Cây sung cực đẹp

Giai đoạn 3

Bón gốc NPK với tỉ lệ 1:2:3

– Biểu hiện để chuyển sang giai đoạn 3 là: bộ lá già cỗi, chồi ngọn chỉ là một mũi viết ngắn hơn 1cm, lá non tạo thêm rất ít.
– Loại phân: NPK trộn như sau: 200gr uré + 1300gr Supe lân + 500gr KCI. Tất cả trộn đều và bón quanh gốc, sát thành chậu. Có thể dùng phân HVP với công thức 10 – 20 – 30 để thay thế.
– Lượng phân: 1 muỗng canh không đầy/ 1 gốc, tương đương 10gr/ 1 gốc.
– Chu kỳ bón: 15 ngày bón 1 lần, duy trì chế độ phân này đến khi cây có biểu hiện cho trái thì ngưng. Thường thì:

+ Đối với nhóm sung dễ cho trái thì bón phân ờ giai đoạn 3 được 1 -2 lần thì cây sẽ biểu hiện cho trái.
+ Đối với nhóm sung khó cho trái thì bón phân ở giai đoạn 3 đến 5 – 6 lần cây mới cho trái. Vài trường hợp, nếu đã bón được 5 – 6 lần ở giai đoạn 3 mà cây vẫn chưa cho trái thì ta kết hợp với 1 trong các biện pháp dân gian vừa nêu ở phần I

Biểu hiện cho trái

Trên thân và cành mọc ra những cành nhỏ (giống que tăm) dài 1 – 5cm, dọc trên cành nhỏ đó có mang những hạt tròn lớn hơn trứng cá một chút. Những hạt tròn nhỏ đó là những trái sung sau này và những cành nhỏ đó chính là cuống của chùm trái. Trong điều kiện chăm sóc như trên thì thời gian từ khi cây bắt đầu xuất hiện cuống chùm trái đến khi trái lớn bằng đầu ngón tay là 15 ngày.

Một số điểm cần chú ý

1. Trong suốt thời gian xử lý, cây sung được đặt trong môi trường dãi nắng.

2. Không để cây ăn rễ xuống đất ngoài chậu.

3. Đối với cây sung Bonsai:

– Giai đoạn 1: uốn, cắt tỉa thoải mái và chỉ tiến hành cắt, uốn sau khi bón phân 7 ngày, tức giữa 2 lần bón phân.
– Giai đoạn 2: cắt tỉa, uốn thoải mái ở nửa đầu giai đoạn 2 và cắt tỉa, uốn nhẹ ở nửa cuối giai đoạn 2.
– Giai đoạn 3: không uốn, chỉ cắt tỉa nhẹ ở đầu giai đoạn 3 nếu cần thiết. Từ nửa giai đoạn 3 trở về sau không nên cắt tỉa hay uốn gì cả.

Sung một loại cây xanh bonsai dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây Sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài, cho ra quả ở đúng vị trí mong muốn và đúng thời điểm thích hợp bạn cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây cảnh bonsai của bạn. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng; vì vậy, có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây, chúc các bạn thành công!

[Theo Nga Trương, Nguồn tổng hợp]

Có thể bạn quan tâm: